Quản lý VPS chi tiết trên DigitalOcean

Hôm nay đọc lại bài viết trên thuysys về DigitalOcean (DO) thấy thiếu mất phần hướng dẫn chi tiết nên mình thêm bài này cho cặn kẽ hơn, có cả video nữa cho nó máu.

Nhìn chung các tình năng các nhà cung cấp VPS cũng giống nhau, chỗ nào không quan trọng mình giới thiệu qua  thôi các bạn đọc lại các bài viết về Linode hay Vultr để tham khảo thêm.

Muốn quản lý chi tiết hiển nhiên bạn phải tạo sẵn một con VPS (Droplet) trên DigitalOcean rồi, còn chưa có tài khoản thì đăng ký theo link bên dưới.

Mua VPS DigitalOcean

Mình sẽ chia giao diện quản lý VPS ở đây thành 3 phần: Menu trái, Menu phải, Menu quản lý chi tiết, như hình bên dưới.

Hện thống menu trên DigitalOcean

I .Menu trái

Bao gồm toàn bộ menu ở trên cùng góc trái màn hình: Dropnet, Images, Networking, API, Support.

1. Droplets

Đây là menu mặc định khi login vào DO nó có hai chức năng chính.

Droplets: mang tính chất overview, cho biết có bao nhiêu VPS đã được tạo các thông tin về gói cước VPS đang dùng, RAM, DISK, tên OS, IP Public, ngày khởi tạo VPS.

Droplets

Volumes: cho phép bạn thêm dung lượng cho VPS để lưu trữ.

Đây là tính năng mất phí 0.1$/1GB/tháng tương đương 10$/100GB/tháng và chỉ hỗ trợ tại New York (NYC1), San Fancisco (SFO2), Frankfut (FRA1).

Bạn không nhất thiết phải mua 100GB, DO cho phép bạn mua dung lượng theo ý muốn có thể là 10GB hay 20GB tùy nhu cầu.

Add volume

2. Images

Quản lý các bản sao lưu dữ liệu VPS.

Snapshot: dùng đẻ sao lưu toàn bộ dữ liệu của VPS thủ công, tính năng này mới bị thu phí thời gian gần đây $0,05/GB/tháng.

Bạn chỉ việc chọn VPS muốn sao lưu rồi ấn nút Take Snapshot. DO chỉ tính phí trên dung lượng đã sử dụng ổ đĩa đã sử dụng thôi.

Với website nhỏ bạn dùng chức này này là đủ rồi, lâu lâu login vào ấn nút tạo snapshot cho an toàn.

Take Snapshot

Backups: nơi quản lý và tạo bản backup tự động cho VPS.

Muốn dùng tính năng này bạn sẽ mất thêm $1/tháng giá hạt rẻ nhịn ăn một tô phở là đủ. Với những site quan trọng bạn nên dùng tính năng này.

Tính năng này cho bạn đặt lịch sao lưu VPS định kỳ theo ngày/tuần/tháng, rủi có bị hack đi chăng nữa thì restore lại VPS trong vòng một nốt nhạc.

Bạn chọn VPS của mình click Enable Backups đặt lịch cho nó chạy tự là xong.

Backup VPS trên DO

3. Networking

Menu này để cấu hình network có nhiều tính năng bạn cần chú ý.

Domain: bạn sẽ dùng tính năng này nhiều nếu có website đang chạy trên VPS của DO. Bạn nhập domain vào rồi chọn Add Domain, sau đó vào tạo bản ghi A, CName cho đầy đủ vì DO không tự động thêm vào cho bạn.

Add Domain

Floating IPs: tính năng giống reserved IP trên Vultr. Nó dùng để lưu giữ IP Public và điều hướng truy cập sang những VPS khác nhau trên cùng Datacenter, khi muốn thay đổi VPS mà không muốn đổi IP Public.

Chú ý: bạn sẽ chỉ mất phí $0.006/giờ nếu như IP Public đó không còn được gắn với VPS của bạn. Ví dụ trong trường hợp bạn destroy VPS thì IP đó coi như “vô chủ” DigitalOcean sẽ bắt đầu tính phí tại thời điểm đó.

Tạo Floating IPs rất dễ, bạn chỉ cần chọn VPS rồi ấn vào Assign Floating IP, lúc này IP của VPS đó sẽ trở thành Floating IP bạn vẫn có thể dùng IP đó cho VPS hiện tại hoặc điều hướng nó vào VPS tùy ý.

Tạo Floating IPs trên DigitalOcean

 

Load Balancers: $20/tháng, tính năng mới ra mắt giống như trên Linode vậy.

Chức năng này giúp bạn triển khai cân bằng tải cho VPS một cách nhanh gọn mà không cần phải dùng phần mềm của bên thứ ba nào nữa, như HAProxy chẳng hạn.

Giống Floating IP bạn chỉ dùng Loadbalancer  cho các VPS trên cùng một datacenter thôi.

Load Balancer

Load Balancer trên DO hỗ trợ giao thức HTTP/HTTPS chia tải theo kiểu.

  • Round Robin luân phiên giữa các VPS.
  • Least Connections dựa trên số lượng connection thằng nào ít connection hơn thì được ưu tiên nhận request.

Chi tiết tính năng này khá mất thời gian nên mình giới thiệu qua thôi, mình sẽ có video demo cho các bạn xem.

PTR Records: không cần quan tâm làm gì cả hệ thống của DO sẽ tự động thêm PTR cho bạn.

4. API

Menu này dành cho mấy bạn Dev để làm ứng dụng nên để các bạn ấy tự mò, mình không rành vụ này.

5. Support

Chọn Create Ticket để yêu cầu DO hỗ trợ, tình duyên mà có khúc mắc gì thì send cho DO để nó nó tư vấn giúp ^^, chỗ này đơn giản rồi khỏi nói nữa.

Support Center

Hết menu góc trái tiếp theo là menu góc phải màn hình, ở đây bạn chú ý menu Setting thôi.

II. Menu phải

Seting có 5 menu con chúng ta lại đi từ tưng cái một.

Profile: muốn cập nhật thông tin cá nhân bạn sửa trong này.

Billing: quản lý thanh toán, nơi để nạp tiền và xem số tiền đã dùng cho VPS.

DO hỗ trợ thanh toán qua Credit card và Paypal, muốn thêm thẻ bạn chọn Add Credit Card rồi điền thông tin thẻ mới vào.

Add Credit Card

Referal: chức năng kiếm hoa hồng từ việc giới thiệu người dùng mua VPS.

Security: đây là menu quan trọng nhất trong đám này.

  • Two factor authentication: cái này quan trọng nhất, sau khi tạo tài khoản xong bạn cần vào đây để khích hoạt tính năng bảo mật hai lớp (Two-factor authentication) tránh bị mất tài khoản do để lộ mật khẩu. Mình có hướng dẫn cách dùng two factor authentication rồi, bạn xem lại trên thuysys.
  • SSH Key: giúp bạn thêm SSH Key vào VPS một cách nhanh chóng. Bạn có thể dùng phần mềm Puttygen để tạo public key sau đó chọn Add SSH Key rồi bạn paste Public Key vào đây là xong.

Security

Notifications: chỉ để đăng ký nhận tin tức mới trên DO không có gì.

III. Menu quản lý chi tiết

Droplet -> chọn tên VPS (tag) bạn muốn vào xem chi tiết.

TAG VPS

Giao diện quản lý chi tiết từng VPS rất đầy đủ bạn sẽ thấy ngay các thông tin về gói cước VPS đang dùng, các nút kích hoạt tính năng IPv6, Private IP, Float IP, Console.

Menu quản lý chi tiết

Graphs: là mặc định khi vào quản lý chi tiết, cho chúng ta biết tình trạng Bandwidth, CPU, Disk I/O trong tối đa 30 ngày.

Access: bạn có thể dùng Launch Console truy cập VPS hoặc Reset root password nếu quên.

Power: DO cung cấp cho bạn nút Power Off để tắt VPS hoặc khởi động lại VPS nếu có lỗi xảy ra bằng Power Cycle.

Volumes: đã nói ở trên rồi không nói lại nữa.

Resize: để bạn thay đổi gói cước đang dùng, cho phép thay đổi theo CPU-RAM hoặc Disk-CPU-RAM mình thấy thiết kế như này hợp lý.

Resize Plan VPS

Networking: mặc định Public network đã được kích hoạt, ở đây chỉ cho phép bạn enable Private networkPublic IPv6 network với điều kiện phải tắt VPS trước.

Ở DigitalOcean nó hạn chế Public IPv4 mỗi VPS chỉ được dùng một cái thôi, muốn thêm địa chỉ nữa thì phải gửi ticket yêu cầu. Thằng Linode cũng vậy chỉ có Vultr là tự thêm được nhưng cũng bị giới hạn 2 IPv4 mà thôi.

Enable Private Network và Public IPv6 Network

Backup: bật tính năng tự sao lưu VPS tự động.

Snapshots: bật tính năng sao lưu VPS thủ công.

Kernel: bạn chỉ có thể thêm recovery kernel vào thôi, còn không thể thay đổi kernel khác cho VPS của mình, với Linode bạn có thể thay đổi kernel theo ý muốn được. Nhu cầu bình dân cứ để yên mặc định mà xài.

History: nhật ký các thao tác của bạn trên DO.

Destroy: để xóa vĩnh viễn VPS, khi destroy rồi bạn sẽ không bị tính phí sử dụng VPS nữa.

Tags: có nhiều VPS thì bạn đặt tag cho nó để quản lý cho tiện.

IV. Kết bài

Đến đây kết bài thôi, không còn văn để viết nữa rồi. Nợ các bạn phần Loadbalancer mình sẽ có video sớm cho các bạn, hẹn gặp ở bài tiếp theo.

Nhớ like, share hoặc subscribe kênh youtube cho mình nhé ^^.

Bye.

2 Comments

  1. Bùi Đức Trọng March 22, 2018 Reply
    • Mr Thủy March 27, 2018 Reply

Leave a Reply